5 điểm cần đặc biệt ghi nhớ về hợp đồng đào tạo nghề trong doanh nghiệp
31/08/2019 21:47:16

5 điểm cần đặc biệt ghi nhớ về hợp đồng đào tạo nghề trong doanh nghiệp

Có rất nhiều chủ doanh nghiệp và người làm nghề nhân sự hiện nay còn lúng túng khi sử dụng hợp đồng đào tạo nghề.

 Vậy đâu là những điểm đặc biệt cần ghi nhớ khi sử dụng loại hợp đồng này?

 1. Người sử dụng lao động được quyền tuyển người vào học nghề, tập nghề để làm việc cho mình mà không phải đăng ký hoạt động dạy nghề, chỉ cần đáp ứng các điều kiện sau:

- Không được thu học phí của người học nghề, tập nghề

- Người học nghề, tập nghề phải đủ 14 tuổi và có sức khoẻ phù hợp với nghề.

- Hai bên phải ký kết hợp đồng đào tạo nghề. Hợp đồng đào tạo nghề phải được lập thành 02 bản và phải có 06 nội dung chủ yếu:

+ Nghề đào tạo;

+ Địa điểm đào tạo, thời hạn đào tạo;

+ Chi phí đào tạo;

+ Thời hạn người lao động cam kết phải làm việc cho người sử dụng lao động sau khi được đào tạo;

+ Trách nhiệm hoàn trả chi phí đào tạo;

+ Trách nhiệm của người sử dụng lao động.

(Điều 62 Bộ luật Lao động 2012)

Ngoài các nội dung trên, hai bên có thể thoả thuận các nội dung khác phù hợp với điều kiện thực tế nhưng không được trái pháp luật và đạo đức xã hội.

null

2. Hợp đồng đào tạo nghề không phải là hợp đồng lao động

- Hợp đồng lao động phải được giao kết 1 trong 03 loại sau: Hợp đồng lao động không xác định thời hạn; Hợp đồng lao động xác định thời hạn; Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng.

(Điều 22 Bộ luật Lao động 2012)

- Còn pháp luật không quy định cụ thể loại hợp đồng đào tạo nghề.

null

3. Thời hạn của Hợp đồng đào tạo nghề do hai bên tự thỏa thuận

Không giống như hợp đồng lao động, pháp luật không quy định thời hạn đối với hợp đồng đào tạo nghề. Thời hạn của hợp đồng đào tạo nghề bao lâu, dài hay ngắn phụ thuộc vào thỏa thuận của người sử dụng lao động và người lao động.

null

4. Người học nghề, tập nghề được người sử dụng lao động trả lương

Trong thời gian học nghề, tập nghề, nếu người học nghề, tập nghề trực tiếp hoặc tham gia lao động làm ra sản phẩm hợp quy cách, thì được người sử dụng lao động trả lương theo mức do hai bên thoả thuận.

(Điều 61 Bộ luật Lao động 2012)

null

5. Người học nghề, tập nghề theo theo hợp đồng đào tạo nghề không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc.

Luật BHXH chỉ quy định các đối tượng bắt buộc sau phải tham gia BHXH bắt buộc:

- Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:

+ Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;

+ Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;

+ Cán bộ, công chức, viên chức;

+ Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;

+ Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sỹ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;

+ Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;

+ Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;

+ Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;

+ Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.

- Người lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp được tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của Chính phủ.

(Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014)

null

Những điểm ghi nhớ trên không chỉ hữu ích cho người sử dụng lao động mà còn cho cả người lao động khi học nghề, tập nghề đang là một trong những cách tìm kiếm việc làm phổ biến nhất hiện nay.

Phùng Thị Luyến

Để lại bình luận

Đào tạo thực hành nghề nhân sự