Series Điểm mới Bộ luật lao động 2019- Mở rộng thêm phạm vi, đối tượng của bộ luật lao động
23/11/2020 21:32:39

Series Điểm mới Bộ luật lao động 2019- Mở rộng thêm phạm vi, đối tượng của bộ luật lao động

Bộ luật Lao động 2019 bổ sung thêm đối tượng “Người làm việc không có mối quan hệ lao động” thuộc đối tượng áp dụng của Bộ luật. Như vậy, Bộ luật Lao động đã mở rộng phạm vi áp dụng, không còn chỉ điều chỉnh các mối quan hệ lao động (hình thành trên cơ sở hợp đồng lao động), trong đó "Người làm việc không có quan hệ lao động" là người làm việc không trên cơ sở thuê mướn bằng hợp đồng lao động. Sự bổ sung này nhằm thể hiện chính sách bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhà nước đối với nhóm đối tượng này.

Tuy nhiên, các quy định pháp lý cụ thể không được thể hiện trong Bộ luật mà chỉ có các quy định mang tính định hướng như: Sẽ áp dụng một số quy định của Bộ luật này đối với người làm việc không có quan hệ lao động; sẽ xây dựng các văn bản pháp luật khác quy định nhưng tùy từng đối tượng mà được áp dụng một số quy định trong Bộ luật này.

BỘ LUẬT LAO ĐỘNG 2019 BỘ LUẬT LAO ĐỘNG 2012
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Người lao động, người học nghề, người tập nghề và người làm việc không có quan hệ lao động.
2. Người sử dụng lao động.
3. Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam.
4. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động.
 Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Người lao động Việt Nam, người học nghề, tập nghề và người lao động khác được quy định tại Bộ luật này.
2. Người sử dụng lao động.
3. Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam.
4. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
6. Người làm việc không có quan hệ lao động là người làm việc không trên cơ sở thuê mướn bằng hợp đồng lao động.
  
Điều 4. Chính sách của Nhà nước về lao động
1. Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, người làm việc không có quan hệ lao động; khuyến khích
những thỏa thuận bảo đảm cho người lao động có điều kiện thuận lợi hơn so với quy định của pháp luật về lao động.…
3. Tạo điều kiện thuận lợi đối với hoạt động tạo việc làm, tự tạo việc làm, dạy nghề và học nghề để có việc làm; hoạt động sản xuất, kinh
doanh thu hút nhiều lao động; áp dụng một số quy định của Bộ luật này đối với người làm việc không có quan hệ lao động.…
  
Điều 212. Nội dung quản lý nhà nước về lao động …
4. Xây dựng các cơ chế, thiết chế hỗ trợ phát triển quan hệ lao động tiến bộ, hài hòa và ổn định; thúc đẩy việc áp dụng quy định của Bộ luật này đối với người làm việc không có quan hệ lao động; thực hiện việc đăng ký và quản lý hoạt động của tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp.
5. Kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật và giải quyết khiếu nại, tố cáo về lao động; giải quyết tranh chấp lao động theo quy định
của pháp luật.
6. Hợp tác quốc tế về lao động.
  
Điều 220. Hiệu lực thi hành …
3. Chế độ lao động đối với cán bộ, công chức, viên chức, người thuộc lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân, tổ chức xã hội, xã viên hợp tác xã, người làm việc không có quan hệ lao động do các văn bản pháp luật khác quy định nhưng tùy từng đối tượng mà được áp dụng một số quy định trong Bộ luật này.
  

HR Training

Để lại bình luận

Đào tạo thực hành nghề nhân sự